Không khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, nhưng mỗi ngày, các thành viên của Tổ công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh vẫn cần mẫn đồng hành cùng người bệnh, kết nối những tấm lòng nhân ái giúp đỡ cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Hơn 3 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, họ lặng lẽ đem tình yêu thương đến với bệnh nhân...
Trên đèo Măng Rơi (nằm giữa huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Tô) có một khu chợ đặc biệt nằm chênh vênh ngay trên đỉnh đèo. Nơi đây, đồng bào DTTS mang những sản vật của rừng ra bày bán cho người qua lại và hầu hết các mặt hàng đều được bán với giá 10 ngàn đồng. Khu chợ này góp phần mang lại nguồn thu nhập cho nhiều gia đình, đặc biệt là hàng chục đứa trẻ trong những ngày hè để nuôi giấc mơ con chữ.
Khi thị trường mua sắm hàng trực tuyến ngày càng phát triển cũng là lúc nghề vận chuyển, giao nhận hàng hóa đến tay người dùng dịch vụ (shipper) trở nên “hot”. Những tưởng công việc của họ chỉ đơn giản: lấy hàng, đi giao cho khách và lấy tiền. Nhưng không, tiền không dễ kiếm, nhân viên giao hàng phải đối diện nhiều rủi ro mỗi ngày…
Bao năm đợi chờ, cuối cùng ước mơ của người dân làng Ngọc Ring cũng thành hiện thực. Điện lưới quốc gia được kéo về tới làng nhằm phục vụ nhu cầu đời sống và sản xuất của người dân nơi đây. Đưa ánh sáng điện lưới quốc gia về làng Ngọc Ring là cả một hành trình vượt khó của cán bộ, công nhân Điện lực Kon Plông và sự tham gia góp công sức của chính người dân địa phương.
Epic Spa là khu du lịch sinh thái nằm bên bờ sông Đăk Ka Kôi thơ mộng. Mẹ thiên nhiên tạo ra cảnh vật non nước hữu tình và ban tặng một điểm nước nóng tự nhiên ngay sát bờ sông để phục vụ cuộc sống con người. Khai thác có hiệu quả tiềm năng của thiên nhiên nơi đây sẽ tạo ra điểm nhấn quan trọng trong việc phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Kon Rẫy.
Bạn viết trong e mail: Tôi nhớ quay nhớ quắt vị ngai ngái, ngòn ngọt của măng tươi; cái giòn giòn, dai dai của măng khô, rồi lại tự cười mình về nỗi lòng người con xa quê. Nhớ gì không nhớ, sao cứ đăm đắm về vị măng le dân dã của quê nhà? Đêm qua, trong cơn mưa đầu hạ nơi đất khách, tôi lại mơ thấy mùa măng tới...
Đầu năm 2019, hơn 20 phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước (trong đó có đoàn nhà báo Kon Tum) thực hiện chuyến công tác cùng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải Quân đi thăm và chúc tết cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Nhân kỷ niệm 94 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2019, phóng viên Báo Kon Tum xin được chia sẻ những hình ảnh sống động trong quá trình tác nghiệp, trải nghiệm cuộc sống qua 12 ngày lênh đênh biển cả, trên Tàu Trường Sa 08 (Lữ đoàn 125 Vùng 2 Hải Quân).
Những năm gần đây, bà con nông dân ở các huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, thành phố Kon Tum triển khai trồng chanh dây. Mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế vì cây chanh dây hợp với điều kiện thổ nhưỡng và có giá trị kinh tế cao.
Thác nước Đăk Snghé nằm trên địa bàn 2 xã Đăk Tờ Lung và xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy), là thác nước còn hoang sơ nằm ở dòng sông Đăk Snghé. Thác nước có nhiều bậc, khung cảnh thoáng đãng, hữu tình. Về nơi đây, chúng tôi được đắm mình trong vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, trong lòng cảm thấy thư thái và quên hết bao mệt mỏi, muộn phiền thường nhật...
Hàng trăm năm qua, bãi bồi bên con nước Đăk Bla gắn với nhịp sống thường nhật của cộng đồng cư dân các làng ven sông. Ở nơi đó, người với sông, bãi với người gần nhau như hơi thở. Gió sông cũng mang hương thơm của bắp, của mía từ bãi bồi thổi qua làng...
Bao năm nay, người dân thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei) vẫn mơ ước có một cây cầu nối đôi bờ sông Pô Kô chảy qua địa bàn, vừa tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân, vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Và đến hôm nay, ước mong ấy của người dân nơi đây dần trở thành hiện thực khi cây cầu “mong ước” ấy đang được triển khai xây dựng…
Dưới mái nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum), hàng trăm "nghệ nhân nhí” đến từ các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Kon Tum cùng nhau trình diễn vũ điệu cồng chiêng nhân sự kiện Liên hoan Cồng chiêng lần thứ V do Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Kon Tum tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua.
Vào mùa khô, khi những cánh rừng cao su ở Ia Chim, Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy,... đâm chồi nảy lộc là thời điểm lý tưởng để các chủ nuôi ong đưa đàn về lấy mật.
Hiện có khoảng 70% số lao động đang làm việc ở các lò gạch trên địa bàn thành phố Kon Tum là phụ nữ. Quanh năm suốt tháng họ cần mẫn xếp gạch, bốc gạch, vào lò - những công việc nặng nhọc mà ai cũng tưởng chỉ dành cho cánh đàn ông.
Vừa qua, Dự án Truyện cổ người Ba Na với trẻ em Ba Na ở Kon Tum của nhóm nữ sinh Hồ Nguyễn Nghi Dung và Lê Hoàng Nhật Lam (Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành) đã đạt giải Nhất tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông năm học 2018- 2019. Thành quả dự án mang lại: Bộ sưu tầm danh sách 80 truyện cổ Ba Na; 15 truyện cổ Ba Na được chuyển thể thành song ngữ tiếng Việt - Ba Na, trong đó có 6 truyện cổ song ngữ có tranh vẽ minh họa sống động, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc... Các sản phẩm được giới thiệu ở một số trường học, được học sinh và giáo viên đón nhận tích cực.
Đã có lúc, nghề đan lát tưởng chừng mai một, thế nhưng, bằng tình yêu, sự trăn trở với nghề, những người già ở làng Đăk Tiêng Ktu, xã Đăk La, huyện Đăk Hà đã vận động người dân giữ gìn và truyền lại nghề cho lớp thanh niên. Trải qua những “nốt trầm”, giờ đây, nghề đan lát dần được tiếp nối, các sản phẩm thủ công từ tre, nứa được nhiều người ưa chuộng, đem lại thu nhập.