• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khai mạc Hội nghị Trung ương 15    Chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021    Phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng    Thường trực Tỉnh ủy làm việc với lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh    “Việc cũ phải xử lý dứt điểm, giải quyết nhanh các vụ việc mới xảy ra”   

Kinh tế

Đăk Hà: Nỗi lo mùa thu hái cà phê

15/11/2020 13:01

Thời điểm hiện tại, vựa cà phê Đăk Hà đã bắt đầu vào vụ thu hái sản phẩm. Tuy nhiên trái ngược với không khí rộn ràng những ngày vào mùa các năm trước, năm nay, người trồng cà phê trên địa bàn huyện đang bước vào mùa thu hái với nhiều nỗi lo.

Dù trái cà phê chưa đạt tỷ lệ quả chín, song gia đình anh A Đức (thôn Đăk Vét, xã Đăk Pxi) đã phải huy động bà con, anh em đến thu hái cà phê giúp gia đình để chạy lũ. Anh cho biết, những ngày qua, do ảnh hưởng mưa bão, mực nước tại sông Đăk Pxi dâng cao đã làm gần 600 cây cà phê của gia đình bị ngập úng cục bộ và bắt đầu xuất hiện tình trạng trái rụng. Việc thu hái sớm, dù biết là không đạt sản lượng và chất lượng nhưng vẫn là giải pháp duy nhất của gia đình để phòng việc mất trắng nếu tình trạng mưa bão tiếp tục kéo dài và mực nước tại sông Đăk Pxi dâng cao như những ngày mưa lũ vừa qua.

Không chỉ các hộ nông dân có diện tích nằm trên lưu vực các sông suối lớn, nhiều hộ gia đình khác cũng tổ chức hái sớm do thời gian vừa qua, ảnh hưởng của việc thời tiết thất thường, cộng với nhiều cơn bão liên tục trong thời gian ngắn vừa qua đã gây ra hiện tượng rụng trái hàng loạt ở nhiều địa phương. Việc thu hái, dẫu biết rằng chưa đạt năng suất, chất lượng nhưng với quan niệm “xanh nhà hơn già đồng”, thu hái kịp thời vẫn hơn để vốn liếng đầu tư cả năm của gia đình bị mưa lũ cuốn.

Ngoài mất mùa, giảm năng suất, người trồng cà phê Đăk Hà còn nỗi lo về nhân công thu hái cà phê. Ảnh: LH

 

Bên cạnh nỗi lo về năng suất, sản lượng tụt giảm do ảnh hưởng của thời tiết, một yếu tố khác cũng làm nhiều người trồng cà phê trên địa bàn huyện Đăk Hà lo lắng là nhân công thu hái cà phê vào thời gian cao điểm của mùa vụ.

Ông Nguyễn Quang Tuyên tại thôn 2, xã Hà Mòn cho biết: Nếu như các năm trước, việc luân chuyển, bố trí nguồn lao động dôi dư tại chỗ từ các xã Ngọc Wang, Đăk Ui, Ngọk Réo, Đăk La… tới các vùng chuyên canh cà phê của huyện như Đăk Mar, Hà Mòn, thị trấn Đăk Hà được thực hiện hiệu quả, góp phần giải quyết tốt tình trạng thiếu lao động cục bộ, thì năm nay lại khó thực hiện. Một phần nguyên nhân là lực lượng lao động tại các xã trên không đáp ứng được yêu cầu lao động cùng một lúc, một phần vì hầu hết những lao động này trong quá trình thu hoạch chủ yếu chạy theo số lượng dẫn đến tình trạng bẻ cành, hái dối, không đảm bảo việc giữ vườn cây cho những năm tiếp theo.

Để giải quyết vấn đề thiếu lao động cục bộ vào thời gian cao điểm thu hái cà phê, các chủ lô, rẫy tại huyện Đăk Hà chuyển sang ưu tiên sử dụng lực lượng lao động từ các tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam… tới địa phương thu hái cà phê. Song lượng lao động này cũng không nhiều như mọi năm.

Ngoài những nỗi lo thường trực vào mùa thu hái, việc chi phí đầu tư vào sản xuất vẫn tăng đều đặn qua các năm, trong khi mức giá cà phê hiện tại trên thị trường không thấy dấu hiệu khả quan. Nhiều người trồng cà phê đang bước vào một vụ mùa thu hái với tâm lý không mấy vui vẻ khi mà lợi nhuận thu được không đáng là bao. Giải pháp được lựa chọn nhiều năm nay là phơi, xay trữ nhân chờ được giá thì mới bán. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản chi phí đầu tư từ đầu năm đến khi thu hái phải nằm im gánh lãi.

Được xác định là loại cây công nghiệp chủ lực, có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đăk Hà, song với những diễn biến tiêu cực của thời tiết, của giá cả thị trường và nhiều yếu tố khác…, thì những nỗi lo thường trực của người nông dân quanh năm gắn bó với cây cà phê suốt nhiều năm trở lại đây chưa biết khi nào mới chấm dứt.

Trọng Nghĩa

   

Các tin khác

  • Để rừng mãi xanh
  • Hiệu quả mô hình luân chuyển vốn ở Đăk Hring
  • Đăk Hà: Gỡ khó trong thực hiện OCOP
  • Ia Đal: Đột phá từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
  • Chuyển biến tích cực trong tái cơ cấu nông nghiệp
  • Chuyển biến sau 2 năm thực hiện Chương trình OCOP
  • Đăk Tô xây dựng cánh đồng lớn
  • Triển khai nhiệm vụ ngành Công thương năm 2021
  • Khởi động thị trường tết
  • Động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nha khoa Á Châu khai trương chi nhánh tại thành phố Kon Tum
  • Để rừng mãi xanh
  • Cựu chiến binh dám nghĩ, dám làm
  • Khai mạc Hội nghị Trung ương 15
  • Bế mạc và trao giải Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2020 – 2021
  • Hội nghị người lao động Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum
  • Tổng kết chuyên mục “Diễn đàn cử tri” năm 2020
  • Bế giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp khóa 18/2020

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • Nghề kinh doanh cá Koi
  • Mây bay trên đỉnh Sạc Ly
  • Người thổi hồn vào trang phục Ba Na

Đất & Người Kon Tum

  • Còn mây tre thì còn đan lát!
  • Đã có lúc, nghề đan lát tưởng chừng mai một, thế nhưng, bằng tình yêu, sự trăn trở với nghề, những người già ở làng Đăk Tiêng Ktu, xã Đăk La, huyện Đăk Hà đã vận động người dân giữ gìn và truyền lại nghề cho lớp thanh niên. Trải qua những “nốt trầm”, giờ đây, nghề đan lát dần được tiếp nối, các sản phẩm thủ công từ tre, nứa được nhiều người ưa chuộng, đem lại thu nhập.
  • Nghệ nhân A Pheh “truyền lửa” đam mê cồng chiêng
  • A Thăk - Nghệ sĩ của núi rừng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by