• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Xú    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc tại xã Đăk Long    Chỉ số PAPI Kon Tum năm 2020 tăng 4 bậc so với năm 2019    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Long    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc với Đồn Biên phòng Rơ Long   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Nỗi đau đuối nước

04/04/2021 06:01

Trước thực trạng liên tục xảy ra đuối nước gây tử vong ở trẻ em, để lại nỗi đau khôn nguôi cho gia đình và xã hội thì một vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần phải quan tâm giáo dục kỹ năng sống, phòng tránh các nguy cơ tai nạn đuối nước cho trẻ.

Mới đầu mùa nóng mà trên địa bàn tỉnh liên tục xảy ra các vụ tai nạn đuối nước. Mới tháng 2, hai em học sinh lớp 9 (sinh năm 2006) đi chơi tại đập tràn Thủy điện Kon Đào (xã Kon Đào, huyện Đăk Tô) không may bị trượt chân đuối nước. Đến tháng 3, ba em học sinh lớp 5 (sinh năm 2010) ở xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum cũng bị đuối nước tại vũng nước nhỏ dưới chân đập Ia Băng (xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum).

Thật xót xa, 5 học sinh, tuổi đời còn rất nhỏ, chỉ mới từ 11-15 tuổi chết thương tâm đã để lại không chỉ trong gia đình các em, thầy cô, bạn bè mà cả những người xung quanh, thậm chí cả những người không quen biết nỗi đau đớn khôn nguôi.

Thực tế, chúng tôi nhận thấy mặc dù các cấp, các ngành, các phương tiện thông tin đại chúng đã tăng cường công tác tuyên truyền, nhắc nhở và thầy cô, cha mẹ, người lớn cũng luôn căn dặn nhưng mọi chuyện vẫn cứ liên tục lặp lại?. Khi nghe những thông tin ấy, không ít người đã thốt lên, giá như các em biết bơi; giá như gia đình các em biết được các em đi chơi ở đâu, làm gì… thì mọi chuyện sẽ không phải xót xa như vậy.

Nhưng mọi chuyện không thể giá như. Đặc biệt, với con trẻ, lứa tuổi hiếu động, các em dễ bộc phát các suy nghĩ, hành động. Cho dù chúng tôi biết, bố mẹ, thầy cô đều đã căn dặn kỹ càng, nhưng cao hứng lên các em sẵn sàng rủ nhau đi chơi chỗ này, tắm chỗ kia. Trong khi đó, thời tiết nắng nóng thế này, đi tắm sông suối hồ đập cho mát mẻ càng được con trẻ ưa thích. Hơn nữa, đang là cao điểm mùa khô nên các ao hồ, sông suối nước cạn càng làm các em chủ quan, suy nghĩ đơn giản, vũng nước nhỏ, nước sông cạn… chỉ tắm chút cho mát sẽ không có chuyện gì xảy ra.

Vũng nước dưới chân đập nơi phát hiện 3 em xã Hòa Bình bị đuối nước. Ảnh: PN

 

Còn nhớ ngày trước, nhà tôi ở phường Lê Lợi, có cậu hàng xóm mới học lớp 5, cũng vào mùa nắng nóng này, đi học sớm lên bỏ sách vở vào hộc bàn rồi cùng bạn bè đi bộ xuống cuối bờ kè sông Đăk Bla tắm mát và bị đuối nước. Cho đến tận bây giờ, mỗi lần nhớ lại gia đình vẫn không khỏi xót xa. Mẹ của em đã nói trong nước mắt, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ba mẹ bận công việc cả ngày nên cũng khó mà theo sát em. Mỗi lần nghe trường hợp nào chết do đuối nước, đều về kể, dặn dò các con tránh xa các ao hồ, sông suối, nhưng em đã không nghe lời và sự việc đau lòng đã xảy ra. Sự việc xảy ra làm chị dằn lòng và luôn thốt lên câu nói: giá như, nhưng điều đó cũng đã quá muộn...

Qua tìm hiểu, trường hợp gia đình 3 em bị đuối nước ở xã Hòa Bình (thành phố Kon Tum) mới đây cũng tương tự như gia đình hàng xóm cũ của tôi, họ thuộc diện khó khăn, cha mẹ bận rộn với công việc. Các em vì quá nhỏ, chỉ mới 11 tuổi nên khả năng xử lý tình huống hạn chế, đuối nước ngay trong vũng nước nhỏ. Còn trường hợp 2 em học sinh ở Đăk Tô nguyên nhân vì một em trượt chân, em còn lại kéo lên nhưng cũng bị trượt theo, cả hai lại không biết bơi nên đuối nước.

Trước thực trạng liên tục xảy đuối nước gây tử vong ở trẻ em, để lại nỗi đau khôn nguôi cho gia đình và xã hội thì một vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần phải quan tâm giáo dục kỹ năng sống, phòng tránh các nguy cơ tai nạn đuối nước cho trẻ.

Nguyên nhân của hầu hết các vụ trẻ đuối nước chủ yếu do không biết bơi; gia đình hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ bận rộn với công việc kiếm tiền, chủ quan trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ; bản thân trẻ cũng chủ quan (vì nhiều em biết bơi nhưng vẫn bị đuối nước), chưa lường hết hiểm họa sông nước...

Không để tiếp tục xảy ra những câu chuyện đau lòng và thương tâm, ám ảnh bao người ở lại, một điều hết sức quan trọng là không thể chủ quan trong việc chăm sóc, bảo vệ con cái. Các bậc làm cha làm mẹ cần quan tâm nhắc nhở, quản lý con trẻ về mặt thời gian, địa điểm vui chơi, nhất là đối với sông nước để loại bỏ các yếu tố có thể là nguy cơ dẫn đến đuối nước. Cần làm hàng rào, che chắn, làm biển báo ở các ao, hồ, hố nước… Cùng với đó, cần tạo điều kiện cho con trẻ được học bơi hoặc bản thân mỗi gia đình tự dạy bơi cho trẻ để các em có kỹ năng nhằm tránh để không còn nỗi đau xót do đuối nước…

Phúc Nguyên

   

Các tin khác

  • Con trai và má
  • Hương bồ kết
  • Những mùa trăng cũ
  • Ơi sóng về đâu!
  • Một tấm lòng
  • Nhắn tuổi 20
  • Sắc màu hoa cỏ
  • Ngộ độc thực phẩm – Nỗi lo thường trực
  • Lúa đang thì con gái
  • Điều tốt đẹp luôn ở quanh ta
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông qua danh sách ứng cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
  • Đại hội cháu ngoan Bác Hồ thành phố Kon Tum lần thứ XIV
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang kiểm tra đường tuần tra biên giới
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Xú
  • Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19
  • Khánh thành Bia tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 174
  • Bạn đồng hành thân thiết của Báo Kon Tum
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Góp phần bảo vệ sức khỏe người dân vùng biên giới

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Nghĩa tình nơi biên cương
  • Chinh phục đông trùng hạ thảo
  • Nhịp cầu vượt sông
  • Bãi cát “giải nhiệt” dưới chân cầu Đăk Bla

Đất & Người Kon Tum

  • Tạc tượng gỗ ở làng Kon Du
  • Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.
  • Ấn tượng nhà rông của người Giẻ Triêng
  • Nghệ nhân Y Hướt với tình yêu thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by