• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng    Khẩn trương hoàn tất các công việc còn lại, bảo đảm cho Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp    Bế mạc Hội nghị Trung ương 15 khóa XII    Khai mạc Hội nghị Trung ương 15 khoá XII    Chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021   

Xã hội

Nâng cao trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ

25/11/2020 06:57

Hiện nay, vấn đề bạo lực đối với phụ nữ đang ngày càng gia tăng. Bạo lực về thể chất, nhất là bạo lực tình dục đối với phụ nữ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm xói mòn đạo đức, ảnh hưởng xấu đến sự bền vững của gia đình và xã hội.

Ông Nguyễn Trung Thuận - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết: Qua 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (giai đoạn 2011-2020), đến nay, toàn tỉnh có 5/10 huyện, thành phố đã xây dựng được các mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình. Trong đó, có 35 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, 26 câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, 648 địa chỉ tin cậy- nhà tạm lánh, 117 cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình (thực hiện các dịch vụ y tế, áp dụng biện pháp cách ly, bảo vệ nạn nhân), 876 tổ tư vấn - hòa giải... đáp ứng được yêu cầu về phòng chống bạo lực gia đình ở cơ sở.

Cụ thể, Phòng LĐ-TB&XH huyện Đăk Hà triển khai mô hình “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” tại xã Hà Mòn từ năm 2013. Theo đó, đã thành lập và duy trì 2 câu lạc bộ ngăn ngừa , giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; 2 tổ phòng chống bạo lực giới (hoạt động lồng ghép với tổ hòa giải của thôn), thiết lập đường dây nóng, “địa chỉ tin cậy”, “nhà tạm lánh cộng đồng”. Nhờ vậy, những ý kiến, tin báo về các vụ việc bạo lực tại địa bàn được nhanh chóng giải quyết và có những hoạt động can thiệp kịp thời. Từ năm 2016 đến nay, mô hình này đã tuyên truyền, tư vấn cho trên 120 người về bình đẳng giới và các kỹ năng về tránh gây mâu thuẫn. Từ khi thực hiện mô hình này, vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trên địa bàn xã Hà Mòn ít xảy ra; đã hòa giải thành công 16 vụ việc tại thôn, không có vụ nào phải đề nghị lên cấp trên để giải quyết.

Một hoạt cảnh trong Hội thi phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Ảnh: T.N

 

Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, UBND xã Mô Rai (huyện Sa Thầy) triển khai thực hiện mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ bình đẳng giới tại làng Xộp và làng Le từ năm 2013. Mô hình đã tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm, hội nghị trao đổi, rút kinh nghiệm, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, lồng ghép các nội dung tuyên truyền; lắp đặt panô, khẩu hiệu, áp phích, băng rôn; chiếu phim, cung cấp sách song ngữ tiếng Kinh và Gia Rai. Đồng thời, tư vấn pháp luật, chính sách bình đẳng giới, bạo lực gia đình, vi phạm trong hôn nhân, gia đình; tư vấn, hòa giải cho các hộ gia đình khi có vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày; tuyên truyền về vai trò, vị trí của phụ nữ, về hôn nhân gia đình, bạo lực gia đình, hướng dẫn cách làm ăn để phát triển kinh tế gia đình... từ đó góp phần thực hiện tốt công tác bình đẳng giới trên địa bàn xã.

Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH triển khai thực hiện thí điểm mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh tại cộng đồng” tại xã Tân Cảnh (huyện Đăk Tô) vào năm 2017 với 1 phòng tiếp nhận, hỗ trợ đối tượng đến đây bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bảo đảm an toàn cho nạn nhân khi tạm lánh. Thông báo rộng rãi địa chỉ, số điện thoại và danh sách các thành viên của mô hình khi đối tượng cần giúp đỡ. Ngoài ra, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã thành lập và duy trì có hiệu quả 184 "Địa chỉ tin cậy" về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng; thành lập 4 mô hình "Nói không với tảo hôn ở trẻ em gái vị thành niên”; mô hình "Phụ nữ DTTS với pháp luật” do các cấp Hội LHPN quản lý.

Mặt khác, Phòng VHTT các huyện, thành phố chủ động hướng dẫn, kiểm tra công tác sinh hoạt định kỳ của các câu lạc bộ nhằm củng cố và duy trì các mô hình trên địa bàn. Thông qua các buổi sinh hoạt kịp thời phát hiện, tư vấn về pháp lý và sức khỏe các nạn nhân của bạo lực gia đình.

“Nhân ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11), chúng tôi mong muốn mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng tiếp tục đấu tranh xóa bỏ bạo lực gia đình, xóa bỏ bạo lực với phụ nữ bằng những hành động thiết thực, cụ thể để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình ngày một hạnh phúc hơn trong sự tôn trọng, thương yêu, bình đẳng; nâng cao hiểu biết và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, để Luật Phòng chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới thực sự đi vào cuộc sống” - ông Nguyễn Trung Thuận bày tỏ.

Thảo Nguyên

   

Các tin khác

  • Công ty 78 tặng chăn đắp cho người dân xã Mô Rai
  • Thi đua lập công quyết thắng
  • LĐLĐ thành phố Kon Tum tổ chức Chương trình “Tết sum vầy”
  • Hội thảo “Liên kết sản xuất phát triển vùng nguyên liệu mía tỉnh Kon Tum”
  • Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn viên chức tỉnh lần thứ VIII
  • Sacombank Kon Tum trao tiền hỗ trợ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh
  • Sáng kiến của cậu học trò đam mê sáng tạo
  • Sẻ chia nỗi lo Tết đến
  • Triển khai công tác Kiểm sát năm 2021
  • Trao Thẻ nhà báo kỳ hạn 2021-2025
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Công ty 78 tặng chăn đắp cho người dân xã Mô Rai
  • Đối thoại giữa HĐND tỉnh với Hội đồng Trẻ em tỉnh
  • Hội nghị trực tuyến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
  • Kon Plông phát triển sản phẩm đặc trưng
  • Thi đua lập công quyết thắng
  • LĐLĐ thành phố Kon Tum tổ chức Chương trình “Tết sum vầy”
  • VIETTEL CÔNG BỐ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI VỚI SỨ MỆNH KIẾN TẠO XÃ HỘI SỐ
  • Đẩy mạnh tuyên truyền Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Khát vọng làm nông nghiệp sạch
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • Nghề kinh doanh cá Koi
  • Mây bay trên đỉnh Sạc Ly

Đất & Người Kon Tum

  • A Đông - Tận tâm với cồng chiêng
  • A Đông, dân tộc Xơ Đăng (nhánh Sơ Đrá), hiện cư trú tại làng Đăk K’đêm, xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Nhiều năm qua, anh không ngừng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ và góp công vào duy trì việc tổ chức các lễ hội truyền thống để di sản văn hoá của dân tộc mình không bị mai một.
  • Còn mây tre thì còn đan lát!
  • Nghệ nhân A Pheh “truyền lửa” đam mê cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by